Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Đông Sơn  - TP.Thanh Hóa

Kế hoạch xây dựng phường đạt tiêu chí an toàn thực phẩm nâng cao năm 2024 trên địa bàn phường Đông Sơn

Đăng lúc: 00:00:00 26/02/2024 (GMT+7)
100%

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xây dựng phường đạt tiêu chí ATTP nâng cao nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP tại phường; nâng cao nhận thức, kiến thức và thái độ, hành vi về ATTP cho các nhóm đối tượng liên quan, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn cho cộng đồng; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của phường.
- Nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, các gương điển hình tiên tiến trong công tác quản lý ATTP và trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
2.Yêu cầu
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; nâng cao vai trò trách nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện duy trì các tiêu chí xã, phường ATTP, xây dựng tiêu chí xã, phường ATTP nâng cao; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Ban chỉ đạo quản lý về quản lý VSATTP phường căn cứ thực trạng của phường để tham mưu cho chủ tịch UBND phường xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các tiêu chí phường ATTP nâng cao, trong đó xác định lộ trình và trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện từng tiêu chí.
II.MỤC TIÊU CỤ THỂ
Năm 2024 phường đạt tiêu chí ATTP nâng cao.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
Thực hiện Quyết định 3595/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Bộ Tiêu chí và hướng dẫn đánh giá chấm điểm, công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm, an toàn thực phẩm nâng cao tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022- 2025, cụ thể:
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
1.1. Hoàn thiện hồ sơ trình UBND thành phố thẩm tra, trình tỉnh thẩm định.
Hồ sơ và đánh giá mức độ đạt của từng tiêu chí phường ATTP nâng cao theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Bộ phận thực hiện: Cán bộ, công chức UBND phường được phân công trong QĐ kiện toàn BCĐ về QLVSATTP phường;
- Thời gian thực hiện: Tháng 9 năm 2024.
1.2. Tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung:
+ Kiện toàn Ban chỉ đạo về quản lý VSATTP (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) phường, Tổ giám sát cộng đồng về ATTP, Tổ giám sát ATTP tại chợ khi có sự thay đổi về nhân sự hoặc chức năng nhiệm vụ; phân công nhiệm vụ đầy đủ cho các thành viên, các tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Ban hành Kế hoạch xây dựng phường đạt tiêu chí ATTP nâng cao, trong đó xác định lộ trình và trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện từng tiêu chí.
+ Thường xuyên cập nhật đầy đủ nội dung thông tin lên phần mềm Hệ thống thông tin quản lý nhà nước về ATTP tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy định.
+ Ban hành và thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, giai đoạn 2022- 2025.
+ Triển khai công tác quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn có hiệu quả và được UBND thành phố trở lên đánh giá, khen thưởng.
+ Tổ chức lấy ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội của phường và của Nhân dân trên địa bàn về kết quả triển khai xây dựng phường đạt tiêu chí ATTP nâng cao của địa phương.
- Bộ phận thực hiện: Công chức văn phòng- thống kê, văn hóa- xã hội, UB MTTQ phường, các đoàn thể CT-XH phường.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 8 năm 2024.
2. Công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm
2.1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn và cùng với chính quyền địa phương tham gia xây dựng phường đạt tiêu chí ATTP nâng cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng các hình thức đa dạng, nội dung phong phú, dễ tiếp thu trên hệ thống loa truyền thanh, bảng tin tuyên truyền và các nơi công cộng; tổ chức truyền thông, nói chuyện theo chuyên đề, tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị, hướng dẫn thực hành ATTP, Hội thi ATTP. Cam kết ATTP, pano, khẩu hiệu, băng rôn, tờ rơi, sổ tay, tài liệu tuyên truyền, tọa đàm về ATTP, trao đổi kinh nghiệm về ATTP, phát động Tháng hành động vì ATTP... và các hình thức tuyên truyền khác.
- Bộ phận thực hiện: Công chức Văn hóa - xã hội; Trung tâm học tập cộng đồng phường; các Tổ dân phố; BQL chợ Đông Thành.
- Đơn vị phối hợp: UB MTTQ phường và các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, liên tục trong năm.
2.2. Tập huấn nâng cao trình độ kiến thức, thực hành của các nhóm đối tượng liên quan trong công tác bảo đảm ATTP:
*Tổ chức tập huấn quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu dùng thực phẩm an toàn; phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia thực phẩm... đúng quy định; vận động chủ các cơ sở thực phẩm áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến như tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý ATTP (ISO 22000)... trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm; quy trình, hồ sơ thủ tục tự công bố sản phẩm, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý trên địa bàn.
- Bộ phận thực hiện: Công chức Văn hóa – Xã hội; Trưởng Trạm Y tế phường; Trung tâm học tập cộng đồng phường.
- Đơn vị phối hợp: Phòng Kinh tế, Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP thành phố Thanh Hóa.
- Thời gian thực hiện: Tháng 4, 5 năm 2024
* Tập huấn nâng cao trình độ kiến thức, thực hành của các nhóm đối tượng liên quan trong công tác bảo đảm ATTP. Mục tiêu: 100% thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giám sát cộng đồng về ATTP tổ dân phố, Ban Quản lý chợ, Tổ giám sát về ATTP tại chợ có kiến thức về ATTP; 95% trở lên chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về kiến thức, thực hành đúng về ATTP; 70% trở lên người tiêu dùng có kiến thức, thực hành đúng về ATTP.
- Bộ phận thực hiện: Công chức Văn hóa – Xã hội; Trưởng Trạm Y tế phường; Trung tâm học tập cộng đồng phường; các Tổ dân phố.
- Đơn vị phối hợp: Phòng Kinh tế, Văn phòng Điều phối về vệ sinh ATTP thành phố Thanh Hóa; Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phường; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thời gian thực hiện: Tháng 4, 5 năm 2024
3. Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm trên địa bàn
3.1. Quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
3.1.1. Thống kê, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc địa bàn quản lý, vận động và yêu cầu có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đối với các cơ sở thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc tuân thủ các điều kiện về ATTP đối với các cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định.
- Bộ phận thực hiện: Thành viên BCĐ phụ trách các Tổ dân phố.
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phường.
- Thời gian thực hiện: Tháng 7,8 năm 2024.
3.1.2. UBND phường chủ trì triển khai thực hiện một số nội dung sau:
- Quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các Bếp ăn tập thể trên địa bàn, đảm bảo cung cấp các bữa ăn an toàn. Thực hiện quy trình xin cấp lại Giấy công nhận bếp ăn bảo đảm ATTP theo quy định (nếu Giấy công nhận đã hết hạn).
- Duy trì các tiêu chí Chợ kinh doanh thực phẩm an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11856:2017. Thực hiện quy trình đánh giá, xin cấp lại Thông báo tiếp nhận hợp chuẩn theo quy định (nếu Thông báo đã hết hạn).
- Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung dụng cụ đảm bảo theo quy định; khuyến khích đánh giá, chứng nhận thực hành sản xuất tốt (GMP); khuyến cáo các chủ cơ sở liên kết mở rộng quy mô hoặc xóa bỏ các cơ sở nhỏ lẻ theo lộ trình.
- Khuyến khích các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, bố trí hàng hóa một cách khoa học, thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán hoặc xây dựng chứng nhận cửa hàng thực hành sản xuất tốt (GMP).
- Phối hợp với Phòng Kinh tế thành phố xây dựng và duy trì các chuỗi cung ứng thực phẩm trên địa bàn.
- Rà soát, cập nhật các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quản lý theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, xóa bỏ các tụ điểm kinh doanh thực phẩm tự phát trên địa bàn, cương quyết không để các tụ điểm hoạt động trở lại sau khi được xóa bỏ.
- Bộ phận thực hiện: BCĐ về quản lý VSATTP phường;Trạm Y tế phường; Công an phường; Tổ quy tắc phường; Công chức Văn hóa - xã hội; Công chức Địa chính - Xây dựng; BGH các nhà trường trên địa bàn phường; Ban quản lý chợ; các Tổ dân phố và các đơn vị khác có liên quan.
- Đơn vị phối hợp: Phòng Kinh tế thành phố Thanh Hóa
- Thời gian thực hiện: Tháng 7,8 năm 2024
3.2. Quản lý các sản phẩm thực phẩm đang sản xuất, kinh doanh
- Thống kê lập danh sách các sản phẩm thực phẩm được sản xuất từ các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn thuộc diện phải tự công bố sản phẩm hoặc bản đăng ký công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm. Yêu cầu 100% các sản phẩm được sản xuất trên địa bàn thuộc diện trên, thực hiện tự công bố sản phẩm hoặc có bản đăng ký công bố sản phẩm và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định.
- Thực hiện nghiêm các quy trình kiểm soát trước, trong và sau khi giết mổ; đảm bảo 100% các sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở giết mổ được đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, lưu thông trên thị trường; đảm bảo 95% trở lên các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ.
- Bộ phận thực hiện: BCĐ về quản lí VSATTP phường; Công an phường; Trạm Y tế phường; Công chức Văn hóa - Xã hội phường; Cán bộ Thú y; Các Tổ dân phố và các đơn vị khác có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Tháng 7, 8 năm 2024.
4. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính
4.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phân cấp đảm bảo các nội dung, thời gian kiểm tra phù hợp theo chức năng nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của địa phương. Đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của cấp phường được kiểm tra ít nhất 01 lần/năm, đáp ứng điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định.
- Bộ phận thực hiện: Công chức Tư pháp- Hộ tịch; Trạm Y tế phường.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm theo kế hoạch, đột xuất
4.2. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về ATTP theo quy định (nếu có).
- Bộ phận thực hiện: Công chức Tư pháp – Hộ tịch
- Thời gian thực hiện: Sau khi phát hiện có vụ việc vi phạm
5. Công tác giám sát và phòng, chống ngộ độc thực phẩm
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát các sản phẩm thực phẩm có nguy cơ cao nhằm phát hiện các mối nguy mất ATTP trên địa bàn.
- Đảm bảo trong 03 năm liên tục, trên địa bàn không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
- Tổ chức giám sát các điều kiện đảm bảo ATTP tại các bữa cỗ có từ 30 người ăn trở lên thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP.
- Định kỳ, chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức lấy mẫu giám sát các sản phẩm thực phẩm sản xuất, lưu thông trên địa bàn.
- Sử dụng thiết bị kiểm tra nhanh để kiểm tra, giám sát ATTP (nếu có); phát hiện và báo cáo kịp thời với cơ quan cấp trên để lấy mẫu, xác định mức độ vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật.
- Bộ phận thực hiện: BCĐ về quản lý VSATTP phường; Trạm Y tế phường; Tổ giám sát cộng đồng về ATTP tại Tổ dân phố.
- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch hoặc đột xuất.
6. Công tác phối hợp, tuyên truyền vận động nhân dân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
Đề nghị Ủy ban MTTQ phường và các đoàn thể chính trị - xã hội tham gia chỉ đạo phối hợp, tuyên truyền vận động nhân dân sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn:
- Tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện đối với việc thực thi pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn; phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm an toàn, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và cùng với UBND phường tham gia xây dựng phường ATTP nâng cao.
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ và thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn giai đoạn 2022 – 2025. Các tổ chức đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch an toàn thực phẩm năm 2024, lựa chọn nội dung về an toàn thực phẩm phù hợp để xây dựng kế hoạch, tổng hợp báo cáo định kì theo quy định.
- Đơn vị, bộ phận phối hợp: Công chức Văn hóa- xã hội phường; Trạm Y tế phường; Các tổ dân phố.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.
IV. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Các đơn vị, bộ phận có liên quan căn cứ Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định;
2. Công chức Kế toán- Ngân sách phối hợp với các bộ phận liên quan thẩm định, bố trí nguồn kinh phí, trình UBND phường xem xét, quyết định.
3. Công chức Văn hóa -xã hội phường là đầu mối, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; công chức văn phòng- thống kê định kỳ tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND phường.
4. Tổ giám sát cộng đồng 09 Tổ dân phố
- Rà soát biến động tăng, giảm đầy đủ, chính xác các cơ sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn theo phân cấp.
- Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: tuyên truyền, vận động, yêu cầu các cơ sở làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nếu chưa làm hoặc giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đã hết hạn.
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: Yêu cầu 100% các cơ sở thực hiện ký cam kết theo đúng phân cấp, đúng ngành (cam kết đúng mẫu, ghi đầy đủ nội dung).
- Lập danh sách thống kê các bữa cỗ đông người, có từ 30 người ăn trở lên thực hiện ký cam kết tuân thủ các quy định về ATTP.
- Định kỳ 01 tháng/01 lần, Tổ giám sát họp trước ngày 20 hàng tháng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề ra phương hướng nhiệm vụ thời gian tới; báo cáo đề xuất UBND phường để có những chỉ đạo kịp thời phù hợp với tình hình thực tế.
Bộ phận văn hóa- xã hội phường


 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
158
Hôm qua:
481
Tuần này:
2878
Tháng này:
2159
Tất cả:
579197

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289